Hệ thống gas công nghiệp
Hệ thống gas công nghiệp đúng chuẩn PCCC và An toàn cập nhật mới nhất năm 2023 gồm:
- Hệ thống bộ góp bình gas , Van điều áp cấp 1, cấp 2, các van khóa ... ( được tính toán theo công suất đốt, Quảng đường ống gas )
- Hệ thống đường ống gas: Ống thép đúc SCH40, SCH80 ( đường kính sẽ được kỹ thuật tính toán theo quảng đường và công suất tiêu thụ)
- Hệ thống cảnh báo và ngắt gas tự động
- Để được tứ vấn và thiết kế hệ thống gas An toàn đúng tiêu chuẩn PCCC - liên hệ Petro Saigon 0708266789 - Chung tôi tư vấn và thiết kế hoàn toàn miễn phí.
Trong cộng số hiện nay, gas ngoài được dùng để đun nấu còn được sử dụng trong sản xuất, sửa ấm. Vì vậy khí gas vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta.
Nếu như trong nấu nướng gia đình thì gas thường được sử dụng đơn lẻ, thông qua bình gas 12kg. thì trong các nhà hàng, trường học, nhà máy ... Gas được sử dụng với số lượng nhiều và cần thời gian sử dụng dài, không ngắt quảng ảnh hưởng đến nấu nướng, sản xuất ... đáp ứng điều này, Hệ thống gas công nghiệp ra đời. Vậy Hệ thống gas công nghiệp là gì? gồm những bộ phận nào ? và thiết kế, thi công sao để an toàn?
Petro Saigon xin giời thiệu tổng quát về hệ thống gas công nghiệp để quý vị hiểu và sử dụng an toàn như sau:
I. Gưới thiệu chung
Hệ thống gas công nghiệp là hệ thống bao gồm các đường ống, van gas và thiết bị gas được kết nối với nhau giúp dẫn khí gas từ các bình gas công nghiệp đến các thiết bị bếp sử dụng gas trong nhà bếp
Việc thiết kế hệ thống cung cấp LPG đúng cách sẽ giúp người sử dụng an toàn và tiết kiệm. Một hệ thống cung cấp LPG được thiết kế chuẩn mực phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
– Trữ lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
– Sử dụng các thiết bị (đường ống, bồn chứa, hệ thống van khóa, van điều áp….) phù hợp với tiêu chuẩn chuyên ngành.
– Đảm bảo khoảng cách vận hành an toàn.
– Người thiết kế, lắp đặt có chuyên môn.
– Nghiệm thu, kiểm định an toàn hệ thống trước khi đưa vào sử dụng theo đúng quy định hiện hành.
II. Các thiết bị chính trong hệ thống cung cấp LPG:
Hệ thống kho Gas bao gồm cấp gas, các thiết bị và đường ống công nghệ dẫn Gas từ kho đến khu bếp. Để tăng cường tính an toàn cho người sử dụng, hệ thống còn được trang bị các thiết bị đóng ngắt tự động.
1– Thiết bị tồn trữ LPG
Khí hoá lỏng LPG có thành phần chủ yếu là propan và butan thường có tỷ lệ là
30/70 hoặc 50/50, đươc tồn chứa trong các chai chứa LPG 45 kg. Các bình chứa được
chia thành 2 giàn ống góp (một giàn cấp LPG, một giàn dự phòng).
Các chai chứa LPG 45 kg
2– Đường ống dẫn (Ống thép cacbon, ống đồng, ống mềm chuyên dụng, ống cao su hoặc nhựa chuyên dụng).
Đường ống cấp gas đi từ kho gas tới bếp bằng ống thép đúc 20A-SCH40.
Gas qua đồng hồ lưu lượng được dẫn vào bếp các gian hàng bằng ống thép đúc
SCH 40-20A. Bố trí đầu báo rò Gas tại bếp, khi có sự cố rò rỉ Gas, tín hiệu từ đầu báo
sẽ được truyền đến van điện từ đặt trong gian hàng ngay lập tức van điện từ sẽ được
đóng lại ngắt nguồn cấp Gas.
Lượng Gas tiêu thụ được ghi nhận thông qua đồng hồ đo. Đồng hồ đo sẽ hiển thị
lưu lượng Gas tiêu thụ thông qua đơn vị đo là m3.
Đường ống dẫn
3– Van điều áp và đồng hồ
Khí LPG sẽ được dẫn tới cụm điều áp cấp, tại đây áp suất của khí Gas sẽ được
giảm xuống còn khoảng 0,5 ÷ 3 kg/cm2 dẫn vào trục chính sau đó đi tới khu bếp. Trước khi vào các bếp sẽ được giảm áp qua van điều áp trước các bếp.
van điều áp
4– Van khóa mở van điện từ
Để đảm bảo an toàn phải lắp một van chặn hoặc van một chiều ở giữa ống mềm va hệ thống ống góp đối với tất cả các bình chứa.
Các van phải được lắp đặt tại các vị trí dễ tiếp cận để thuận tiện cho vận hành và bảo dưỡng.
Kho chứa LPG hoặc kho chứa bình phải có van điều khiển chính để cắt nhanh tất cả các đường cung cấp LPG khi có sự cố. Van này được đặt tại vị trí dễ quan sát dễ tiếp cận khi có sự cố và đóng cắt nhanh khi có sự cố.
Hệ thống van khóa mở
5 - Bộ lọc gas
Phin lọc gas đóng góp một vai trò lớn trong hệ thống, đảm bảo sự tinh khiết cho dung môi, giúp cho hệ thống điều hòa hoạt động một cách nhuần nhuyễn nhất.
III. Hướng dẫn vận hành cho người sử dụng:
Sau khi công việc thử nghiệm được hoàn thành, đơn vị lắp đặt phải tiến hành huấn luyện vận hành an toàn cho người sử dụng. Nội dung huấn luyện phải đảm bảo:
1. Mô tả hệ thống cấp Gas (kho gas)
Hệ thống kho Gas bao gồm cấp gas, các thiết bị và đường ống công nghệ dẫn Gas từ kho đến khu bếp. Để tăng cường tính an toàn cho người sử dụng, hệ thống còn được trang bị các thiết bị đóng ngắt tự động.
a. Tồn chứa LPG
Khí hoá lỏng LPG có thành phần chủ yếu là propan và butan thường có tỷ lệ là
30/70 hoặc 50/50, đươc tồn chứa trong các chai chứa LPG 45 kg. Các bình chứa được
chia thành 2 giàn ống góp (một giàn cấp LPG, một giàn dự phòng).
b. Hệ thống điều áp
Khí LPG sẽ được dẫn tới cụm điều áp cấp, tại đây áp suất của khí Gas sẽ được
giảm xuống còn khoảng 0,5 ÷ 3 kg/cm2 dẫn vào trục chính sau đó đi tới khu bếp. Trước khi vào các bếp sẽ được giảm áp qua van điều áp trước các bếp.
c. Đường ống cấp Gas
Đường ống cấp gas đi từ kho gas tới bếp bằng ống thép đúc 20A-SCH40.
Gas qua đồng hồ lưu lượng được dẫn vào bếp các gian hàng bằng ống thép đúc
SCH 40-20A. Bố trí đầu báo rò Gas tại bếp, khi có sự cố rò rỉ Gas, tín hiệu từ đầu báo
sẽ được truyền đến van điện từ đặt trong gian hàng ngay lập tức van điện từ sẽ được
đóng lại ngắt nguồn cấp Gas.
Lượng Gas tiêu thụ được ghi nhận thông qua đồng hồ đo. Đồng hồ đo sẽ hiển thị
lưu lượng Gas tiêu thụ thông qua đơn vị đo là m3 2. Nhu cầu sử dụng Gas
Tính toán giả thiết trung bình cho mỗi tầng là 4 đến 6 bếp sử dụng Gas, với công
suất mỗi bếp là 3,0 kg/h
→ Gt= 3 x 6 = 18 ( Kg/h)
Vậy nhu cầu sử dụng LPG của bếp một giờ là 18 kg/h.
Trung bình 01 ngày là tương đương với 3 giờ sử dụng công suất sử dụng cực đại
của tất cả các bếp. Lượng gas sử dụng mỗi ngày 3*18= 48kg
3. Thời gian cung cấp Gas và Dung tích trạm cấp Gas
- Căn cứ vào sản lượng gas tiêu thụ của khu bếp và diện tích kho gas hiện nay. Ta
có thể lựa chọn mức tồn chứa gas tại kho như sau cho phù hợp với TCVN 7441:2004
và QCVN 10:2012/BCT là 04 bình gas loại 45kg/bình.
- Khối lượng gas tồn chứa của trạm đã chọn là 04 bình (tương đương 180kg LPG)
chia 02 giàn, mỗi giàn 2 bình.
Khối lượng LPG của 1 giàn là: 2 bình x 45 kg/bình = 90 kg/giàn
Như vậy:
- Để cấp gas cho toàn khu bếp sẽ có chu kỳ thay 02 bình của 1 giàn là:
Gt = 48 (kg/ngày)/ 90 (kg/giàn) ≈ 0,54 (giàn/ngày). Như vậy khoảng 02 ngày sẽ
thay một giàn 02 bình LPG loại 45Kg.
4. Tính toán công nghệ và lựa chọn thiết bị
Thiết bị được lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng được công suất tiêu thụ lớn nhất
của khối nhà đồng thời dự phòng cho nhu cầu sử dụng trong tương lai.
a. Van điều áp
Sử dụng van điều áp với thông số kỹ thuật:
- Công suất : Q = 20 kg/h;
- Áp suất R1= 0.53 - 15 kg/cm2
- Áp suất R2= 0,5 - 3 kg/cm2
b. Đồng hồ đo lưu lượng
Đồng hồ đo được sử dụng để ghi nhận lượng Gas tiêu thụ, thông số kỹ thuật như
sau:
- Đồng hồ dùng đồng hồ cơ hiển thị ;
- Lưu lượng G6, Qm = 10m3/h;
- Áp suất hoạt động tối đa: 50kPa;
- Nhiệt độ làm việc: -300C đến +600C.5. Hệ thống đường ống
Đường kính trong của ống dẫn phải đảm bảo cung cấp được lưu lượng lớn nhất
của khu bếp và đảm bảo tổn thất đường ống dưới mức cho phép.
a. Kho Gas trung tâm
Để đảm bảo nhu cầu sử dụng tối đa, và dễ dàng kết nối với các thiết bị ta lựa chọn
ống dẫn Gas trong kho như sau:
- Đường ống góp dẫn LPG đến cụm van điều: Ống thép đúc liền loại ASTM
A106/API 5L Gr.B SCH40 đường kính danh định 20mm.
+ Áp lực thiết kế |
: 17 kg/cm2; |
- Đường ống sau cụm van điều áp: Ống thép đúc loại ASTM A106/API 5L |
|
+ Áp lực thiết kế |
: 10 kg/cm2; |
b. Trục chính trong khối nhà |
|
+ Áp lực thiết kế |
: 10 kg/cm2; |
c. Phụ kiện đường ống
- Bích thép thép: các bích nối thiết bị, nối ống, van sử dụng trong hệ thống cấp
Gas được chế tạo theo tiêu chuẩn JIS B2220 với áp lực làm việc:
+ Trước điều áp: 7 kg/cm2;
+ Sau điều áp: 1 kg/cm2.
- Các phụ kiện co, tê, giảm... liên kết bằng phương pháp hàn được chế tạo theo
tiêu chuẩn ASME A234 / ANSI B16.9 có áp lực làm việc trên 7 kg/cm2.
6. Hệ thống báo rò Gas và đóng ngắt tự động
Để nâng cao tính an toàn, trong bếp các gian hàng được lắp đặt đầu báo rò Gas
kết nối van điện từ . Khi có rò rỉ Gas đầu báo lập tức phát báo động và truyền tín hiệu
ngắt van điện từ tại bếp cắt nguồn cấp Gas.
Đơn vị sử dụng cũng cần được hướng dẫn việc bảo quản hệ thống kho chứa để đảm bảo an toàn cháy nổ. Khu vực này cũng cần được bảo vệ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập trái phép. Cũng như vai trò của người sử dụng trong việc kiểm tra, bảo trì hệ thống.
IV. Hệ thống điện động lực và điều khiển:
1. Hệ thống điện trong kho Gas
Đối với khu bếp sử dụng Bộ đầu báo rò Gas và van điện từ trong bếp và kho lấy
nguồn 220V xoay chiều từ nguồn ưu tiên của tòa nhà.
Hệ thống cung cấp động lực và điều khiển: cáp điện sử dụng cho thiết bị hoá hơi và cáp nguồn là loại dây cáp chống cháy / cháy chậm được đặt trong máng hoặc ống thép khi đi nổi. Các hộp đấu dây, công tắc, Aptomat sử dụng cho công trình là loại kín phòng nổ.
2. Tủ báo rò rỉ:
Các thông số về nhiệt độ tủ trạng thái hiện tại của các cảm biến, lịch sử các cảm biến
đã từng tác động được hiển thị trên màn hình lcd 20X04.
· Với version1.1 và version1.2 những càm biến đang và đã từng bị tác động sẽ sáng đèn
giúp việc nhận định lỗi dễ dàng góp phần phản ứng sự cố nhanh hơn.
· Tủ được tích hợp sẵn cảm biến đo giám sát nhiệt độ trong tủ điều khiển quạt làm mát
nếu nhiệt độ trong tủ cao hơn 450C.
· Tủ có 4 tiếp điểm đầu ra phục vụ cho việc đóng mở valve, tiếp điểm khô cảnh báo
giám sát.
· Điều chỉnh được độ nhạy cảnh báo nồng độ gas cảnh báo bằng biến trở trên board
điều khiển.
· Số đầu vào cảm biến với version1.0 và version1.1 là 4, version1.2 là 8, tất cả đều có
thể mở rộng lên đến 16 cảm biến đầu vào.
· Có thể thông báo các hoạt động hoặc sự cố chi tiết qua tin nhăn sms.
· Có thể giao tiếp Modbus RTU với hệ thống bms toà nhà hoặc với các tủ trong hệ.
· Có thể liên động với các tủ khác không dây qua GSM hoặc Wifi.
· Có thể xem đầy đủ thông số nhiệt độ tủ trạng thái hiện tại của các cảm biến, lịch sử
IV. Kiểm định an toàn bảo hành bảo trì:
SƠ ĐỒ BẢO TRÌ
Hệ thống cung cấp khí đốt (LPG) trước khi đưa vào sử dụng phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy trình kiểm định của nhà nước ban hành.
1. Áp suất làm việc của hệ thống
Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đảm bảo điều kiện hoạt động của
các thiết bị, áp suất của hệ thống Gas được phân chia làm các cấp sau:
- Trong bình chứa 4 ÷ 7 kg/cm2;
- Tuyến ống trục 0,5-1,0 kg/cm2;
2. Thiết bị kiểm soát an toàn
Bố trí van an toàn trên đường ống công nghệ (đường LPG lỏng và hơi) các van
này có tác dụng bảo vệ đường ống khi áp suất lên cao. Khi áp suất trong đường ống
tăng quá giới hạn cho phép (Plv ≥ 17 kg/cm2) thì van an toàn tự mở để xả Gas ra ngoài
làm giảm áp suất trong đường ống.
Lắp đặt hệ thống đóng ngắt tự động:
- Lắp đặt các đầu báo, bộ điều khiển và van điện từ trong trạm;
- Lắp đặt đầu báo và van điện từ trong bếp gian hàng.
Khi có tín hiệu rò gas tới mức nguy hiểm đầu báo lập tức xuất tín hiệu báo động
và tiến hành đóng van điện từ cắt nguồn cấp Gas.
3. Đường ống trong tòa nhà
Ống thép dẫn Gas là ống thép đúc SCH40 được làm sạch bề mặt ngoài rồi được
phủ một lớp sơn chống rỉ và 2 lớp sơn chỉ thị màu vàng phía ngoài cùng.
V . Kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống đường ống:
1- Khu vực phòng chứa chai gas
2- Hệ thống van, thiết bị trên đường ống
3- Hệ thống đường ống dẫn Gas
4-Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)
5-Lưu lượng kế Gas.
1- Định kỳ 06 tháng 01 lần
- Thực hiện định kỳ toàn bộ tuyến ống
- Kiểm tra rò rỉ tất cả các mối liên kết, nối bích, nối ren. Đặc biệt kiểm tra các mối nối ren trong hộp lưu lượng kế
- Phương pháp kiểm tra rò rỉ: Dùng máy rò Gas cầm tay hoặc dùng nước xà phòng.
2- Định kỳ 01 năm 01 lần
- Thực hiện kiểm tra toàn bộ tuyến ống trong kho và trong toà nhà:
- Kiểm tra lớp sơn bảo vệ, kiểm tra rò rỉ tất cả các mối liên kết: nối bích, nối ren.
- Kiểm tra biến dạng của các mối liên kết tại các khe lún của toà nhà.
- Phương pháp kiểm tra rò rỉ:
+ Đối với các tuyến ống trong toà nhà khuất trong tường, dưới trần giả: thông báo ngừng cấp gas cho các hộ tiêu thụ, cô lập hệ thống, theo dõi áp suất áp kế
+ Đối với các tuyến ống trong kho, trong căn hộ: Dùng máy rò Gas cầm tay hoặc dùng nước xà phòng.
a. Định kỳ 02 năm 01 lần
Vệ sinh, sơn mới hệ thống đường ống dẫn Gas: Sơn 02 lớp chống gỉ (nếu cần thiết) + 01 lớp màu.
b. Định kỳ 05 năm 01 lần
Kiểm tra toàn bộ thiết bị chịu áp lực bao gồm hệ thống van, đường ống, áp kế, van an toàn đường ống, van an toàn của máy hoá hơi. (do đơn vị kiểm định chuyên ngành thực hiện, nội dung thực hiện do đơn vị kiểm định làm theo quy định).
V. Các tài liệu tham khảo
- TCVN 7441: 2004 – Hệ thống cung cấp khí LPG tại nơi tiêu thụ: yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành [1];
- TCXDVN 377: 2006 – Hệ thống cung cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở-Tiêu chuẩn thiết kế [2];
- TCXDVN 387: 2006 – Hệ thống cung cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu [3];
- TCVN 6486:2008 - Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất –Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt [4];
- QCVN 06 : 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhàvà công trình [5];
- QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình h ạ tầngkỹ thuật đô thị [6];
---------------------
PETRO SAIGON
HOTLINE: 0708266789
https://saigonpetro.vn/tin-tuc/he-thong-gas-cap-cho-nha-may-p-Ebi